Ánh sáng lạ xuất hiện trước động đất
Rất nhiều người khẳng định, họ nhìn thấy vầng sáng lạ bất thường trên bầu trời khu vực sắp xảy ra động đất hoặc núi lửa phun trào. Tuy nhiên, thứ ánh sáng này chỉ chính thức được cộng đồng các chuyên gia địa chấn thừa nhận khi người ta chụp được bức ảnh đầu tiên về nó trong trận động đất Matsushiro ở Nagano, Nhật Bản.
Ánh sáng lạ trên bầu trời Michigan, Mỹ. Ảnh: beliefnet.com. |
Ánh sáng lạ này xuất hiện rất nhiều lần với hình dạng và màu sắc hoàn toàn khác nhau. Một số vầng sáng tồn tại trong vài giây nhưng số khác có thể xuất hiện trong vài chục phút. Trên thực tế, các nhà khoa học chưa thể xác định nguyên nhân tạo ra những vầng sáng này do chúng ta chưa biết rõ cơ chế gây ra động đất. Công nghệ hiện tại chưa cho phép con người dự báo trước khu vực xảy ra động đất nên các nhà khoa học gần như không có cơ hội nghiên cứu sâu hơn những vầng sáng lạ này.
Hình vẽ lạ trên cao nguyên Nazca
Những hình vẽ này tồn tại trong lòng sa mạc Nazca, khu vực nằm giữa thị trấn Nazca và Palpa ở Pampas de Jumana, miền nam Peru. Cao nguyên này bao gồm hơn 300 hình vẽ, bao gồm hình chim ruồi, khỉ, nhện, thằn lằn…. Chúng được tạo nên trong nền văn hóa Nazca trong khoảng năm 200 trước công nguyên tới năm 600 sau công nguyên.
Hình vẽ kì dị trên cao nguyên Nazca. Ảnh: Alamy. |
Người ta phát hiện những hình ảnh này trong năm 1920, khi máy bay thương mại bay qua khu vực này. Sau đó, các nhà khảo cổ khám phá thành phố biến mất ở gần khu vực này, thành phố Cahuachi, được xây dựng trong khoảng 200 năm trước. Tuy nhiên, thành phố này bị bỏ rơi cách đây 1.500 năm. Hiện tại, giới khảo cổ học vẫn chưa thể giải thích lý do vì sao người Nazca tạo ra những hình thù kỳ dị khổng lồ này.
Chuyến di cư kỳ lạ của bướm vua
Bướm vua là loài sinh vật sống ở Bắc Mỹ và New Zealand. Chúng sở hữu thân hình màu cam – đen rất dễ nhận ra. Sải cánh của loài này từ 8,9 – 10,2 cm. Chúng là loài bướm khá lớn, thu hút sự quan tâm hàng đầu của các nhà khoa học do hành trình di cư kỳ dị của nó. Giống các loài chim, bướm vua di chuyển từ bắc Mỹ xuống phương nam để tránh rét trước khi bay trở lại vào mùa xuân.
Hàng triệu con bướm vua di cư tránh rét. Ảnh: Alamy. |
Tuy nhiên, tuổi thọ của bướm vua rất ngắn, khiến không cá thể nào trong đàn sống đủ lâu để thực hiện hết hành trình. Chính vì lẽ đó, chúng liên tục sinh sản trong quá trình di cư và thế hệ con cháu của nó sẽ hoàn thành nốt chặng đường đi mà chúng còn bỏ lỡ. Để hoàn thành một chặng di cư, bướm vua phải trải qua 3 – 4 thế hệ. Chúng là một trong số ít côn trùng có khả năng bay vượt Đại Tây Dương.
Sét hình cầu
Sét hình cầu hay sét hòn là một trong những hiện tượng thiên nhiên khó lý giải nhất hiện nay. Thuật ngữ này đề cập tới hiện tượng tích điện trong khí quyển, tạo ra những tia sét hình cầu với đường kính lên tới vài mét. Sét hòn thường xuất hiện cùng mưa giống nhưng tia sáng tồn tại lâu hơn rất nhiều so với sét thông thường. Nhiều nghiên cứu cho rằng, sét hòn thường nổ trước khi biến mất, để lại mùi khí Sulfur trong không trung.
Sét hình cầu hay còn gọi là sét hòn. Ảnh: Alamy. |
Các nhà khoa học chưa thể giải thích hiện tượng sét hòn nhưng một số lý thuyết cho rằng, sét hòn là quá trình đốt cháy các loại khí cháy chậm tồn tại trong khí quyển. Trong khi đó, một số người cho rằng sét hòn là quả cầu khí bị nung nóng trong bầu khí quyển hay sét hòn là khối Plasma mật độ cao… Tuy nhiên, chưa lý thuyết nào được công nhận là nguyên nhân gây ra sét hòn.
Đá biết đi ở thung lũng Chết
Trên bề mặt sa mạc khô cằn, nứt nẻ, ở thung lũng Chết, California, Mỹ, những hòn đá với đủ mọi kích cỡ liên tục di chuyển một cách bí ẩn, để lại những dấu vết dài trên mặt đất. Cá biệt, có những hòn đá nặng tới hơn 300 kg vẫn không nằm ngoài quy luật di chuyển kỳ lạ ở thung lũng này.
Người ta chưa thể lý giải hiện tượng đá biết đi ở Thung lũng Chết. Ảnh: Alamy. |
Rất nhiều giả thuyết được đưa ra xung quanh bí ẩn đá biết đi trong lòng thung lũng Chết. Một số ý kiến cho rằng, những hòn đá di chuyển do tác động của lực hấp dẫn, khiến đá trượt dần trên mặt đất trong thời gian dài. Một số người khác cho rằng, không khí lạnh khiến sương đóng băng, giúp những tảng đá dễ dàng trượt đi khi có gió. Tuy nhiên, chưa giả thuyết nào đủ sức thuyết phục cộng đồng khoa học về bí ẩn ở thung lũng chết.
Còn nữa!
Comments[ 0 ]
Post a Comment